ĐIỀU GÌ XẢY RA SAU KHI BẠN VAY MỘT VỊ THẾ MARGIN TRÊN CEX VÀ DEX?
ĐIỀU GÌ XẢY RA SAU KHI BẠN VAY MỘT VỊ THẾ MARGIN TRÊN CEX VÀ DEX?
(#CTBCB: chuyên mục này mình sẽ tập trung chia sẻ những chủ để mình nghĩ rằng quan trọng nhưng có thể chưa nhiều người hiểu đúng, hiểu đủ, hiểu rõ.
Do kiến thức cá nhân luôn rất hạn chế, nếu có phần thông tin nào chưa chính xác mình mong anh em chỉnh sửa giúp để mọi người cùng thêm kiến thức. Xin giữ thái độ văn minh, xây dựng khi bình luận. Bạn cũng có thể gửi những chủ đề mà bạn quan tâm để gợi ý mình cho những bài viết tiếp theo tại phần bình luận của mỗi post nhé!)
I. Hiểu cơ bản về cơ chế vay margin trên cex và các giao thức cho vay phi tập trung (decentralized lending platform)
Thực tế thì không có gì phức tạp cả, giống như chúng ta đi vay thế chấp ở ngân hàng thôi. Vay margin hay mở một vị thế vay ở các giao thức trong thị trường crypto về cơ chế là giống hệt như vậy.
🔸 Bước 1: Người vay sẽ cần đưa tài sản thế chấp cho sàn CEX hoặc Lending platform.
Tài sản thế chấp có thể là BTC, ETH, các đồng altcoin khác (lưu ý altcoin phải được CEX hoặc bên cho vay đồng ý, những đồng coin nhỏ thường sẽ không đc chấp nhận làm tài sản thế chấp)
🔸 Bước 2: Người vay sẽ nhận token muốn vay về để sử dụng theo ý muốn riêng.
Thông thường thì tài sản vay ra sẽ không vượt quá 80% giá trị của tài sản thế chấp. Và ngay sau khi vay ra, người vay sẽ ngay lập tức chịu một rủi ro đó là bị thanh lý khoản vay
Đơn giản vậy thôi, nhưng mình khá chắc nhiều anh/chị/em đọc đến đây vẫn lùng bùng lắm, chưa hiểu tại sao người ta lại phải vay, rủi ro cụ thể là như nào đúng ko. Trước khi đến với ý 2 thì mọi người phải chú ý một chút đặc biệt của thị trường crypto so với vay mượn truyền thống:
Tài sản vay ra không phải chỉ là stablecoin NÓ CÓ THỂ LÀ MỘT ĐỒNG COIN KHÁC!
Khi vay ngân hàng, thường chúng ta sẽ thế chấp nhà và cầm về vnđ. Việc này rất dễ hiểu, ngân hàng cũng không quan tâm đến việc ngôi nhà của bạn tăng giá hay giảm giá, kể cả vì một lí do nào đó họ không thẩm định kĩ càng khiến cho vay vượt giá trị tài sản thì cũng không có xảy ra thanh lý hợp đồng gì với bạn cả. Duy nhất họ quan tâm là bạn trả lãi và gốc đúng hạn như cam kết ban đầu.
Nhưng với crypto, bên cho vay quan tâm đến cả 2 thứ là giá trị của tài sản bạn thế chấp vào lẫn giá trị của tài sản bạn vay ra. Và lúc nào cũng phải đảm bảo giá trị tài sản thế chấp phải cao hơn giá trị tài sản vay ra, bất kì lúc nào gần vi phạm nguyên tắc này thì bên cho vay sẽ thanh lý khoản vay của bạn.
II. Về cơ bản thì điều gì xảy ra khi bạn vay margin một token?
Mình sẽ nói về những trường hợp dễ hiểu trước, khó hiểu sau nhé.
🔸 TH 1: Thế chấp coin vay ra stablecoin
Bạn có 10 btc, giá btc đang là 60k. Bạn thế chấp vào, lúc này giá trị tài sản thế chấp của bạn là 600k đô. Sau đó bạn vay ra 500k đô dưới dạng USDT.
Trường hợp này, bạn chỉ cần quan tâm đến việc giá BTC có giảm xuống hay không? Nếu giá BTC giảm từ 60k về 52k chẳng hạn, lúc này giá trị tài sản thế chấp của bạn chỉ còn là 520k đô, chạm vào giới hạn thanh lý. Sàn sẽ bán 10btc của bạn, họ giữ lại 500k và trả cho bạn 20k còn thừa. Mình đơn giản hóa thôi, trong thực tế bạn sẽ còn mất phí giao dịch, phí phạt thanh lý, lãi phải trả nữa nhé.
🔸 TH 2: Thế chấp stablecoin và vay ra coin
Trường hợp này nếu nghĩ lướt qua sẽ thấy khá vô lí phải không. Vì nếu muốn có coin tại sao ko lấy tiền mua luôn mà lại phải thế chấp rồi vay ra? Nếu đang nghĩ giống như vậy thì chắc bạn vẫn còn chưa nhúng chàm vào bộ môn margin phải không. Mình hy vọng nếu bạn là dạng này thì đọc bài này xong mình ko mang tiếng đưa bạn vào con đường đau khổ 😂
Trường hợp này thực tế xảy ra rất thường xuyên, nó chính là việc bán khống để kiếm lợi trên thị trường đấy.
Lúc này, bạn thế chấp 100k USDT vào, vay ra một lượng Pepe trị giá 80k đô (để dễ hình dung coi như là 1 tỷ đồng Pepe nhé). Sau đó bạn lấy số Pepe này bán luôn ra để cầm về 80k USDT. Suy nghĩ rằng Pepe là một đồng meme rác rưởi, nó sẽ sớm về lòng đất, giá sẽ chia 2, chia 3. Nếu đúng kịch bản này, khi giá Pepe /2. Lúc này bạn sẽ chỉ cần 40k USDT để mua lại 1 tỷ đồng Pepe trả lại cho sàn. Phần dư (80k - 40k) chính là lợi nhuận của bạn kiếm được. Đó cũng là lí do tại sao có trường hợp thế chấp stablecoin và vay ra coin khác.
Nhưng nếu giá Pepe ko giảm mà tăng lên thì sao?
Lúc này giá Pepe càng tăng -> giá trị tài sản bạn vay ra càng tăng. Nhưng giá trị tài sản thế chấp của bạn là stablecoin, ko thay đổi -> bạn sẽ bị thanh lý khoản vay khi chạm đến ngưỡng. Muốn ko thanh lý, bạn phải trả bớt khoản vay hoặc thế chấp thêm tài sản vào.
Nói một cách dễ hiểu, khi bạn vay ra một đồng coin không phải là stablecoin, đồng nghĩa bạn đang short đồng coin đó.
Bạn sẽ kiếm được lời khi đồng coin vay ra giảm giá, và sẽ lỗ, cháy tk khi đồng coin này tăng giá.
TH 3: Thế chấp coin để vay ra coin
Trường hợp này sẽ phức tạp nhất, nếu hiểu rõ 2 trường hợp trên thì bạn sẽ xử lí nó dễ hơn.
Bạn có 10 BTC, giá BTC 60k -> thế chấp lượng BTC trị giá 600k. Sau đó bạn vay ra 200 ETH, giá ETH là 2500$ tương ứng vay ra khoản vay giá trị 500k đô dưới dạng ETH.
Lúc này bạn sẽ phải để ý đến cả giá của BTC lẫn giá của ETH để tìm kiếm lợi nhuận hoặc không để xảy ra thanh lý. Trong ví dụ này, bạn sẽ mong giá BTC tăng lên và giá ETH giảm xuống để chắc chắn khoản vay của mình không xảy ra vấn đề gì.
Về cơ bản trong trường hợp này, bạn cũng có thể nói rằng mình đang short vị thế ETH khi vay ETH ra. Vì nếu ETH tăng giá, áp lực thanh lý của bạn sẽ tăng lên. Và nếu ETH giảm giá (và bạn đã bán số ETH vay ra ở giá trên đỉnh), bạn sẽ kiếm được lợi nhuận.
Chiến lược này có thể áp dụng với tất cả các cặp coin, và nó rất thường được các cá voi defi sử dụng. Tuy nhiên mình ko khuyến khích bất kì ai áp dụng kiểu chơi này nếu bạn ko thực hiểu và quản lý đc rủi ro cho hành động của mình.
III. Tổng kết
Thực tế chiến lược sử dụng margin có thể phức tạp hơn rất nhiều. Lợi ích đôi khi không phải là từ việc bán khống hoặc vay để có thêm tiền mua coin. Nếu kết hợp thêm với sản phẩm Option, hoặc để tham gia các đợt Vote quan trọng, hoặc kiếm airdrop/ retro hay các sự kiện sàn... Cách sử dụng sẽ rất đa dạng.
Ngoài ra việc theo dấu hành vi vay mượn của các cá mập defi, smart money trong nhiều trường hợp cũng giúp chúng ta nhận ra nhiều insight giá trị. Biết được góc nhìn của họ về token nào dễ tăng, token nào dễ giảm.
Nếu mng quan tâm hơn về chủ đề này, mình sẽ post thêm những bài khác sau. Hy vọng bài viết cho ae ít nhiều giá trị. Nếu thấy hay, hãy cho mình 1 follow, 1 tym, 1 repost, 1 dấu trang nhé. Có góp ý hay câu hỏi gì có thể để lại ở cmt cho mình. Cảm ơn a/c/e đã dành thời gian đọc bài.